Những câu hỏi liên quan
thungan nguyen
Xem chi tiết
SukhoiSu-35
16 tháng 9 2021 lúc 21:09

 Bằng phương pháp hóa học nào có thể nhận biết từng chất trong mỗi chất sau đây:

a.  Hai chất rắn màu trắng: CaO và P2O5 

a) Cho nước vào hai ống nghiệm có chứa CaO và P2O5. Sau đó cho quỳ tím vào mỗi dung dịch:

- dung dịch nào làm đổi màu quỳ tím thành xanh là dung dịch bazơ, chất ban đầu là CaO.

- dung dịch nào làm đổi màu quỳ tím thành đỏ là dung dịch axit, chất ban đầu là P2O5

CaO + H2O → Ca(OH)2

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

b. Hai chất khí không màu: CO2 và O2 

 Dẫn lần lượt từng khí vào dung dịch nước vôi trong, nếu có kết tủa xuất hiện thì khí dẫn vào là CO2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO↓ + H2O

Nếu không có hiện tượng gì thì khí dẫn vào là khí O2. Để xác định là khí O2 ta dùng que đóm còn than hồng, que đóm sẽ bùng cháy trong khí oxi.

c. MgO, CaO, P2O5 đều là những chất bột màu trắng.

Ta nhỏ nước sau đó nhúm quỳ tím

- chất tan làm quỳ chuyển đỏ là P2O5

- chất tan làm quỳ chuyển xanh là CaO

- chất ko tan là MgO

CaO + H2O → Ca(OH)2

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Bình luận (0)
LÊ LINH
Xem chi tiết
9b huynh thanh truc
11 tháng 12 2021 lúc 22:03

a) cho tác dụng với khí co2 

b)cho tác dụng với ca(oh)2

c) cho tác dụng với nước

d)cho tác dụng với co2

e)cho tác dụng với HCl

Bình luận (0)
Nguyễn Văn A
Xem chi tiết
hnamyuh
15 tháng 10 2021 lúc 12:10

a)

Trích mẫu thử

Cho giấy quỳ tím ẩm vào : 

- mẫu thử làm giấy quỳ tím hóa đỏ là $P_2O_5$
$P_2O_5 + 3H_2O \to 2H_3PO_4$

- mẫu thử làm giấy quỳ tím hóa xanh là $CaO$

$CaO + H_2O \to Ca(OH)_2$

b)

Trích mẫu thử

Sục mẫu thử vào nước vôi trong

- mẫu thử tạo kết tủa trắng là $SO_2$
- mẫu thử không hiện tượng là $O_2$

Bình luận (0)
Nguyễn Anh Kiệt
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Nam
4 tháng 2 2022 lúc 0:54

a. Trích mẫu thử, đánh số thứ tự

Sử dụng quỳ tím ẩm để nhận biết

- Quỳ hoá đỏ là \(P_2O_5\)

\(P_2O_5+3H_2O\rightarrow2H_3PO_4\)

- Quỳ hoá xanh là CaO

\(CaO+H_2O\rightarrow Ca\left(OH\right)_2\)

b. Trích mẫu thử, đánh số thứ tự

Dẫn khí qua dung dịch \(Br_2\)

- Dung dịch \(Br_2\) mất màu là \(SO_2\)

\(SO_2+Br_2+2H_2O\rightarrow2HBr+H_2SO_4\)

- Không có hiện tượng là \(O_2\)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Duong Thanh Thao
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
8 tháng 8 2021 lúc 14:50

Câu 1: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết từng chất trong mỗi dãy chất sau đây

a) 2 chất rắn màu trắng CaO và Na2O  

----

- Cho nước vào, cả 2 đều tan tạo thành các dung dịch.

PTHH: CaO + H2O -> Ca(OH)2

Na2O + H2O -> 2 NaOH

- Dẫn khí CO2 vào 2 dung dịch trên, quan sát thấy:

+ Có kết tủa trắng CaCO3 -> dd Ca(OH)2 => Nhận biết CaO

+ Không có kết tủa trắng => dd NaOH => Na2O

 

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
8 tháng 8 2021 lúc 14:54

Câu 1:

 b) 2 chất rắn màu trắng MgO và CaO

--

- Nhỏ nước vào các chất rắn:

+ Không tan -> MgO

+ Tan, tạo thành dung dịch => CaO

PTHH: CaO + H2O -> Ca(OH)2

c) 2 chất rắn màu trắng CaO và CaCO3          

------

 - Cho nước vào 2 chất rắn, quan sát:

+ Tan, tạo thành dung dịch -> Ca(OH)2 -> Rắn CaO

+ Không tan -> Rắn CaCO3.

PTHH: CaO + H2O -> Ca(OH)2                          

d) 2 chất rắn màu trắng CaO và P2O

- Thử với lượng nhỏ mỗi chất.

- Cho nước sau đó cho thêm quỳ tím, quan sát thấy:

+ Tan trong nước, tạo dung dịch làm quỳ tím hóa xanh => CaO

+ Tan trong nước, tạo dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ => P2O5

PTHH: CaO + H2O -> Ca(OH)2

P2O5 +3 H2O ->  2 H3PO4

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
8 tháng 8 2021 lúc 14:58

Câu 3: Nhận biết các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học:                 

a) H2SO4 và HCl.

----

a) - Thử với lượng nhỏ mỗi chất.

- Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào các dung dịch cần nhận biết, quan sát:

+ Có kết tủa trắng BaSO4 -> dung dịch H2SO4

+ Không có kết tủa => dung dịch HCl.

PTHH: BaCl2 + H2SO4 -> BaSO4 (kt trắng) + 2 HCl

 

 

Bình luận (0)
sád
Xem chi tiết
Isolde Moria
7 tháng 11 2016 lúc 17:15

a) Cho vào H2O để tạo dung dịch Ca(OH)2 và NaOH. Sau đó dẫn khí CO2 qua từng dd. Cái nào có xuất hiện kết tủa trắng (CaCO3) là Ca(OH)2 Tức chất trước đó là CaO. Chất còn lại là Na2O.

b) Dẫn mỗi chất qua nước vôi trong (Ca(OH)2). Ở chất nào có xuất hiện kết tủa trắng là CO2. Chất còn lại là O2

Bình luận (0)
Võ Đông Anh Tuấn
7 tháng 11 2016 lúc 17:56

a) Cho vào H2O để tạo dd Ca(OH)2 và NaOH. Sau đó dẫn khí CO2 qua từng dd. Cái nào có xuất hiện kết tủa trắng (CaCO3) là Ca(OH)2. Tức chất trước đó là CaO. Chất còn lại là Na2O.
CaO+H2O -> Ca(OH)2
Na2O+H2O -> 2NaOH
Ca(OH)2+CO2 -> CaCO3+H2O

b) Dẫn mỗi chất qua nước vôi trong (Ca(OH)2). Ở chất nào có xuất hiện kết tủa trắng là CO2. Chất còn lại là O2.
Ca(OH)2+CO2 -> CaCO3+H2O

Bình luận (0)
Myn
7 tháng 11 2016 lúc 17:14

Lấy mỗi chất cho vào mỗi cốc đựng nước, khuấy cho đến khi chất cho vào không tan nữa, sau đó lọc để thu lấy hai dung dịch. Dẫn khí CO2 vào mỗi dung dịch:

Nếu ở dung dịch nào xuất hiện kết tủa (làm dung dịch hóa đục) thì đó là dung dịch Ca(OH)2, suy ra cho vào cốc lúc đầu là CaO, nếu không thấy kết tủa xuất hiện chất cho vào cốc lúc đầu là Na2O.

Các phương trình hóa học đã xảy ra:

Na2O + H2O → 2NaOH

CaO + H2O → Ca(OH)2

2NaOH + CO2 → H2O + Na2CO3 (tan trong nước)

Ca(OH)2 + CO2 → H2O + CaCO3 (kết tủa không tan trong nước)


 

Bình luận (0)
Đặng Việt Hùng
Xem chi tiết
hưng phúc
31 tháng 10 2021 lúc 21:37

- Trích mẫu thử

- Cho lần lượt nước và quỳ tím vào các mẫu thử:

+ Nếu tan và làm quỳ tím hóa đỏ là P2O5

P2O5 + 3H2O ---> 2H3PO4

+ Nếu tan và làm quỳ tím hóa xanh là BaO

BaO + H2O ---> Ba(OH)2

Bình luận (0)
hải trí
Xem chi tiết
Rhider
26 tháng 12 2021 lúc 19:28

Tham khảo

a) Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử, lần lượt cho vào nước:

+ Chất không tan là MgOMgO

+ Chất ta tan là Na2O,CaONa2O,CaO và P2O5P2O5

PTHH:

Na2O+H2O→2NaOHNa2O+H2O→2NaOH

CaO+H2O→Ca(OH)2CaO+H2O→Ca(OH)2

P2O5+3H2O→2H3PO4P2O5+3H2O→2H3PO4

Cho quỳ tím vào dung dịch thu được

+ Chất làm quỳ tím hóa đỏ là H3PO4H3PO4 → chất ban đầu là P2O5P2O5

+ Chất làm quỳ tím hóa xanh là NaOHNaOH và Ca(OH)2Ca(OH)2.

Sục khí CO2CO2 qua 22 dung dịch làm quỳ tím hóa xanh:

+ Dung dịch có kết tủa trắng là Ca(OH)2Ca(OH)2 → chất ban đầu là CaOCaO:

Ca(OH)2+CO2→CaCO3+H2OCa(OH)2+CO2→CaCO3+H2O

+ Dung dịch không có hiện tượng là NaOHNaOH → chất ban đầu là Na2ONa2O:

2NaOH+CO2→Na2CO3+H2O2NaOH+CO2→Na2CO3+H2O

 

b)  Trích mẫu thử, đánh STT
Cho vài giọt dd HCl vào 33 ống đựng 33 mẫu thử. Ống nào thoát khí thì ống đó đựng CaCO3CaCO3:

CaCO3+2HCl→CaCl2+H2O+CO2CaCO3+2HCl→CaCl2+H2O+CO2
Cho vài giọt nước vào 22 mẫu còn lại. Ống nào sinh ra chất mới, toả nhiều nhiệt thì ống đó đựng CaOCaO

CaO+H2O→Ca(OH)2CaO+H2O→Ca(OH)2 (p/ứ toả nhiều nhiệt)
- Ống còn lại đựng Ca(OH)2Ca(OH)2

  
Bình luận (0)
Duong Thanh Thao
Xem chi tiết
hnamyuh
9 tháng 8 2021 lúc 20:28

Trích mẫu thử

a) Cho mẫu thử vào nước vôi trong

- mẫu thử làm vẩn đục là $CO_2$
$CO_2 + Ca(OH)_2 \to CaCO_3 + H_2O$

- mẫu thử không hiện tượng là $O_2$

b) 

Cho mẫu thử vào nước vôi trong

- mẫu thử làm vẩn đục là $SO_2$
$SO_2 + Ca(OH)_2 \to CaSO_3 + H_2O$

- mẫu thử không hiện tượng là $O_2$

c) 

Cho mẫu thử vào nước vôi trong

- mẫu thử làm vẩn đục là $CO_2$
$CO_2 + Ca(OH)_2 \to CaCO_3 + H_2O$

- mẫu thử không hiện tượng là $CO$

Bình luận (0)
hnamyuh
9 tháng 8 2021 lúc 20:30

d)

Cho mẫu thử vào nước vôi trong

- mẫu thử làm vẩn đục là $SO_2$
$SO_2 + Ca(OH)_2 \to CaSO_3 + H_2O$

- mẫu thử không hiện tượng là $H_2$

e) 

Cho tàn đóm vào mẫu thử

- mẫu thử bùng lửa là $O_2$

- mẫu thử không hiện tượng là $N_2$

e)

Cho mẫu thử vào nước vôi trong

- mẫu thử làm vẩn đục là $CO_2$
$CO_2 + Ca(OH)_2 \to CaCO_3 + H_2O$

- mẫu thử không hiện tượng là $H_2,N_2$

Đốt mẫu thử còn : 

- mẫu thử cháy ngọn lửa màu xanh nhạt là $H_2$

- mẫu thử không hiện tượng là $N_2$

Bình luận (0)